Chương 7: Thiết kế đánh giá theo các loại câu hỏi miêu tả, quy chuẩn và nhân - quả

 

Sau khi xác định được các câu hỏi đánh giá, bạn sẽ lựa chọn hình thức hay cách tiếp cận thiết kế đánh giá cụ thể hoặc thích hợp nhất với mỗi loại câu hỏi và tình huống. Chương này đưa ra một số hướng dẫn, kèm theo những điểm yếu và điểm mạnh của các cách tiếp cận. Điều quan trọng phải nhớ là mỗi tình huống đều có tính độc đáo khác nhau. Không có “một và chỉ một cách duy nhất” để cho tất cả mọi tình huống đánh giá.

Chương này có 5 chủ đề:

- Thiết kế đánh giá là gì?

- Kết nối các câu hỏi với việc thiết kế đánh giá;

- Các yếu tố thiết kế;

- Các loại thiết kế cho đánh giá nhân - quả;

- Các điểm chính về thiết kế.

* Mục tiêu học tập

Đến cuối chương này, bạn phải có khả năng:

·- Định nghĩa thiết kế đánh giá;

·- Mô tả cách thiết kế đánh giá kết nối được với các câu hỏi đánh giá;

·- Mô tả các yếu tố của thiết kế đánh giá nhân - quả, bao gồm: các đo đạc trước và sau, các nhóm so sánh, chỉ định ngẫu nhiên, sử dụng các biến số kiểm tra và các chiến lược dò tìm nhân - quả;

·- Lập danh sách và mô tả các chiến lược dò tìm nhân - quả;

·- Mô tả các loại thiết kế đánh giá nhân - quả, bao gồm: thiết kế thực nghiệm, các thiết kế bán thực nghiệm và thiết kế phi thực nghiệm;

·- Lập danh sách và mô tả các loại thiết kế bán thực nghiệm, bao gồm: các thiết kế tương xứng, các nhóm không tương đương và tương quan, thiết kế cắt lớp, thiết kế theo chuỗi thời gian gián đoạn, thiết kế bổ dọc và thiết kế theo bảng;

·- Lập danh sách và mô tả các loại thiết kế phi thực nghiệm, bao gồm: thiết kế cắt lớp, thiết kế theo chuỗi thời gian, thiết kế theo nghiên cứu trường hợp điển hình miêu tả, thiết kế trước và sau can thiệp và thiết kế chớp hình một lần.

Tài liệu gốc

Module 7: Descriptive, Normative, and Cause-Effect Evaluation Designs